LẬP TRÌNH
2024-09-21 15:19:31 0 Báo cáo
Đăng nhập để xem toàn bộ nội dung
Tác phẩm khác của tác giả
Dàn ý / Nội dung
Các thành phần của ngôn ngữ C
Từ khóa
Các từ dành riêng
Phải được sử dụng đúng cú pháp
Các từ khóa thông dụng
Tên & cách đặt tên
Dùng để định danh các thành phần của chương trình
Tên biến, tên hàm, tên hằng, …
Tên là một dãy các kí tự gồm các chữ cái [a-z, A-Z, 0-9] và gạch nối “_”
Cách đặt tên
Không đuợc chứa kí tự trống
Không được bắt đầu bằng một chữ số
Không được trùng với từ khóa
Nên đặt các tên gợi nhớ, có ý nghĩa
Hằng
Là đại lượng có giá trị không thay đổi được trong chương trình
ví dụ
111
hằng là một số
‘b’
hằng là một kí tự
“lap trinh”
hằng là một chuỗi kí tự
Biến
Là đại lượng có thể thay đổi được giá trị trong chương trình
Biểu thức
Là một công thức tính toán để có một giá trị theo một qui tắc toán học
ví dụ
x*x + y*y
a*b + 2
Câu lệnh & Chú thích
Mỗi một câu lệnh phải kết thúc bởi một dấu “;”
Lời chú thích được đặt giữa hai dấu “/*” và “*/”
Ví dụ
/* Đây là một chú thích */
Khi viết chương trình nên sử dụng các lời chú thích
Trình biên dịch C phân biệt chữ in hoa và chữ in thường
Kiểu dữ liệu sơ cấp chuẩn
Kiểu ký tự
Kiểu char
Chiếm một byte
Biểu diễn các kí tự trong bảng mã ASCII
Ví dụ
‘A’ có giá trị mã ASCII là 65
‘0’ có giá trị mã ASCII là 48
Kiểu kí tự đồng thời cũng là kiểu số nguyên
Có hai kiểu char: : signed char và unsinged char
Kiểu số nguyên
Có nhiều kiểu số nguyên
Kiểu số thực
Có nhiều kiểu số thực
Hai cách biểu diễn
Dạng thập phân
Dùng dấu chấm để ngăn cách phần nguyên và phần thập phân
Ví dụ: -12.345672, 1203.8375
Dạng khoa học
Gồm phần định trị và phần mũ của cơ số 10, hai phần cách nhau bởi chữ E hoặc e
Ví dụ: 6.123E+02
Chuyển kiểu (casting)
Chuyển từ kiểu này sang kiểu khác
Cú pháp: (kiểu_mới)biểu_thức
Ví dụ
int i; i = (int)10.45 /* i = 10 */
float x;x = (float)1/3; /* x = 1.0/3 = 0.3333 */
Các phép toán
Các phép toán trên số nguyên
Cộng: +
Trừ: -
Nhân: *
Chia lấy phần nguyên: /
Chia lấy phần dư: %
Các phép toán trên số thực
Cộng: +
Trừ: -
Nhân: *
Chia: /
Các phép toán quan hệ
So sánh
Bằng nhau: ==
Khác nhau: !=
Lớn hơn: >
Nhỏ hơn: <
Lớn hơn hoặc bằng: >=
Nhỏ hơn hoặc bằng : <=
Biểu thức chứa các phép toán quan hệ được gọi là biểu thức quan hệ
Biểu thức quan hệ có giá trị đúng hoặc sai
Các phép toán logic
Kiểu logic không được định nghĩa một cách tường minh
Khác 0 là đúng, bằng 0 là sai
Phép toán
Các phép toán trên bit
Phép OR từng bit: |
Phép AND từng bit: &
Phép XOR từng bit: ^
Phép đảo bit: ~
Phép dịch trái (nhân 2): <<
Phép dịch phải (chia 2): >>
Ví dụ
3 & 5 = 1
a << n /* a*(2n) */
a >> n /* a/(2n) */
Lệnh đơn
Khái niệm hàm
Là đoạn chương trình viết ra một lần, được sử dụng nhiều lần
Mỗi lần sử dụng chỉ cần gọi tên hàm và cung cấp các tham số
Cấu trúc chương trình
分支主题
Các khai báo
#include: dùng để gọi file tiêu đề (.h)
Khai báo biến
muốn sử dụng biến thì phải khai báo trước
Cú pháp: kiểu_dữ liệu danh_sách_các_biến;
Ví dụ
int x, y;
float a = 10.5, b; /* khai báo và khởi gán */
int a, b, c = 1;
Khai báo hằng
Có hai cách để khai báo hằng, hoặc sử dụng #define hoặc sử dụng từ khóa const
#define tên_hằng giá_trị_hằng
const kiểu_dữ_liệu tên_hằng = giá_trị_hằng;
Ví dụ
#define PI 3.14
const float PI = 3.14;
Lệnh
Một câu lệnh nhằm thực hiện một công việc nào đó
Câu lệnh kết thúc bởi dấu “;”
Ví dụ
printf(“một câu lệnh\n”);
i++;
Khối lệnh
Là dãy các lệnh được đặt giữa cặp ngoặc nhọn “{“ và “}”
Khối lệnh thường được sử dụng khi muốn chúng thực hiện dưới một điều kiện nào đó
{ /* các lệnh */}
Phép gán
Gán giá trị cho một biến
Cú pháp: tên_biến = biểu_thức;
Ví dụ
x = 0;
y = z + 1;
Phép gán kép
Ví dụ
x = y = z = 1;
x = y + (z = 2);
Phép tăng 1 (++), giảm 1 (--)
Ngôn ngữ C cung cấp hai phép toán tăng 1 và giảm 1
Ví dụ
x = x + 1; sẽ được viết thành: ++x; hoặc x++;
y = y – 1; sẽ được viết thành: --y; hoặc y--;
Toán tử ++ hoặc -- đứng trước hoặc sau biến là khác nhau
++x (--x) : x sẽ được tăng (giảm) 1 trước khi thực hiện phép gán
x++ (x--) : thực hiện phép gán trước khi x được tăng (giảm) 1
Ví dụ
a = 5; b = ++a; /* a = 6, b = 6*/
a = 5; b = a++; /* a = 6, b = 5*/
Lệnh có cấu trúc
Lệnh nhập xuất
Lệnh xuất / hiển thị printf
Ví dụ
#include <stdio.h> main() { printf(“Chào các bạn.\n”); }
Cú pháp
printf(chuỗi_điều_khiển [, danh_sách_các_tham_số]);
Chuỗi điều khiển dùng để định dạng dữ liệu cần hiển thị
Ví dụ: printf(“a = %f\n”, a);
Chuỗi điều khiển bao gồm 3 loại kí tự
Các kí tự điều khiển
\n sang dòng mới
\f sang trang mới
\b xóa kí tự bên trái
\t dấu tab
Các kí tự để đưa ra màn hình
Các kí tự định dạng và khuôn in
Theo sau kí tự %
Các ký tự thường dùng
分支主题
Ví dụ
printf(“ma ASCII cua %c va %c la %d va %d\n”, ‘a’, ‘A’, ‘a’, ‘A’);
Kết quả: ma ASCII tuong ung cua a va A la 97 va 65
printf(“%f”, x); /* phần thập phân được hiển thị ngầm định là 6 chữ số */
x = 4.2 kết quả: 4.200000
X = 4.2345678 kết quả: 4.234568 /*làm tròn*/
printf(“Ví dụ \nxoa\b kí\b tự\b trái\b\n”);
Kết quả: Vi du xo k t tra
Khuôn in
Qui định cách thức in ra dữ liệu và chỉ rỏ số chổ dữ liệu sẽ chiếm, canh lề trái hay phải
Khuôn in có dạng: %m hay %m.n
Đối với số nguyên, mẫu ghi là %md
m là số nguyên chỉ ra số vị trí mà số nguyên chiếm
Ví dụ: printf(“x = %4d”, x);
Kết quả
nếu x = 12 in ra ^^12
nếu x = 12345 in ra 12345
In kí tự đặc biệt
\’ In ra dấu ’
\” In ra dấu ”
\\ In ra dấu \
Các lệnh xuất dữ liệu khác
puts(chuỗi_kí_tự): hiển thị chuỗi kí tự
Ví dụ: puts(“Hello");
putchar(kí_tự): hiển thị một kí tự
Ví dụ: putchar(‘a’);
Lệnh nhập dữ liệu scanf
Cách sử dụng gần giống với lệnh printf
Ví dụ:
#include <stdio.h>main(){ float r, dien_tich; printf(“Nhập vào bán kính: ”); scanf(“%f”, &r); dien_tich = 3.14 * r * r; printf(“Diện tích là: %f\n”, dien_tich); return;}
Cú pháp
scanf(chuỗi_điều_khiển [, danh_sách_tham_số]);
chuỗi_điều_khiển: định dạng dữ liệu nhập vào
Các chuỗi điều khiển thường dùng
danh_sách_tham_số: địa chỉ các biến cần nhập dữ liệu
Để lấy địa chỉ một biến, sử dụng toán tử &
Các lệnh nhập dữ liệu khác
gets(char *str): nhận chuỗi kí tự vào từ bàn phím cho dến khi gặp “\n”
getchar(): nhận kí tự nhập vào
Ví dụ: ch = getchar();
getch(): nhận kí tự nhập vào và không cho hiển thị kí tự đó trên màn hình
getche(): nhận kí tự nhập vào và cho hiển thị kí tự đó trên màn hình
Các lệnh khác
fflush(): xóa vùng đệm bàn phím
kbhit(): kiểm tra bộ đệm bàn phím, bộ đệm rỗng trả về giá trị 0, ngược lại trả về giá trị khác 0
clrscr(): xóa màn hình
gotoxy(int x, int y): di chuyển con trỏ màn hình đến vị trí cột x (1->80), và dòng y (1->25)
Lệnh điều kiện
Lệnh if
Thực hiện một trong hai khối lệnh tùy thuộc vào giá trị của biểu thức điều kiện
Lệnh if có hai dạng: dạng đầy đủ if … else và dạng chỉ có if
Cú pháp
Dạng 1
if (biểu thức điều kiện) (dạng 1) khốI lệnh 1; else khối lệnh 2;
Dạng 2
if (biểu thức điều kiện) khối lệnh 1;
Biểu thức điều kiện
Sử dụng các toán tử “&&” và “||”
if ((đk1 && đk2) || đk3)
Lưu ý
Biểu thức điều kiện phải luôn đặt trong trong hai dấu “(“ và “)”
Biểu thức điều kiện là đúng, nếu nó có giá trị khác 0 và là sai nếu nó có giá trị bằng 0
Biểu thức điều kiện có thể là số nguyên hoặc thực
Nếu sau if hoặc else là một dãy các câu lệnh, thì các câu lệnh này phải được đặt trong cặp dấu ngoặc “{“ và “}”
Lệnh if lồng nhau
Sử dụng các dấu đóng mớ ngoặc “{ }”
Tránh gây ra sự hiểu nhầm if nào tương ứng với else nào
Ví dụ:
Không dùng { }
Sử dụng { }
Sử dụng else if
Sử dụng một trong n quyết định
if (điều kiện 1) khối lệnh 1; else if (điều kiện 2) khối lệnh 2; … else if (biểu thức n-1) khối lệnh n-1; else khối lệnh n;
Toán tử “?:”
Thay cho lệnh if
Cú pháp
(điều kiện) ? lệnh 1 : lệnh 2;
nếu điều kiện là đúng lệnh 1 sẽ được thực hiện, nếu không lệnh 2 sẽ được thực hiện
Ví dụ
Tìm số lớn nhất trong 2 số a, b
(a > b) ? max = a : max = b;
hoặc: max = (a > b) ? a : b;
Lệnh switch … case
Cho phép chọn một trong nhiều phương án khác nhau
Cú pháp
switch (biểu thức nguyên) { case n1: Các câu lệnh; case n2: Các câu lệnh; ... case nk: Các câu lệnh; [default: Các câu lệnh;] }
Lệnh vòng lặp
Lệnh for
Cú pháp
for ([biểu thức 1]; [biểu thức 2]; [biểu thức 3]) khối lệnh;
Các thành phần trong ngoặc “[” và “]” là tùy chọn, không bắt buộc
Các dấu “;” và cặp ngoặc “(” và “)” là bắt buộc
Ví dụ
分支主题
Nhận xét
Biểu thức 1 chỉ được tính một lần
Biểu thức 2, biểu thức 3 và khối lệnh trong thân lệnh for được lặp đi lặp lại nhiều lần
Khi biểu thức 2 vắng mặt thì nó được xem là đúng
Phải dùng lệnh break hoặc return để thoát khỏi lệnh
Có thể sử dụng các lệnh for lồng nhau
Lệnh while
Cú pháp
while (biểu thức)khối lệnh;
Ví dụ
分支主题
Nhận xét
Biểu thức điều kiện luôn dược đặt trong cặp dấu “(” và “)”
Biểu thức điều kiện sẽ được tính toán đầu tiên nên phải có giá trị xác định
Lệnh do ... while
Cú pháp
do khối lệnh;while (biểu thức);
Ví dụ
分支主题
Lệnh break
Ý nghĩa
Thường được sử dụng kết hợp lệnh lặp
Dùng để thoát khỏi vòng lặp
Nếu có nhiều lệnh lặp lồng nhau thì lệnh break chỉ thoát ra khỏi vòng lặp trực tiếp chứa nó
Còn dùng để thoát khỏi lệnh switch … case
Ví dụ
分支主题
Lệnh continue
Ý nghĩa
Dùng để quay trở lại từ đầu để thực hiện lần lặp mới mà không cần thực hiện phần còn lại
Ví dụ
分支主题
Hàm
Các kiểu dữ liệu nâng cao
Kiểu mảng
Kiểu con trỏ
Kiểu chuỗi ký tự
Kiểu cấu trúc
Kiểu tập tin
Sưu tầm
Sưu tầm
Sưu tầm
Sưu tầm
Sưu tầm
0 Nhận xét
Trang tiếp theo
Được đề xuất cho bạn
Xem thêm